Tiếng Việt
14
CÁC NGUYÊN TẮC AN TOÀN CHUNG
CẢNH BÁO!
Đọc kỹ tất cả hướng dẫn
Việc không tuân theo mọi hướng dẫn được liệt kê dưới đây
có thể dẫn đến bị điện giật, cháy và/hoặc bị chấn thương
nghiêm trọng.
Thuật ngữ "dụng cụ điện” có trong tất cả các cảnh báo dưới
đây đề cập đến dụng cụ điện (có dây) điều khiển b
ằng tay
hoặc dụng cụ điện (không dây) vận hành bằng pin.
GHI NHỚ CÁC HƯỚNG DẪN NÀY
1) Khu vực làm việc
a) Giữ khu vực làm việc sạch và đủ ánh sáng.
Khu vực làm việc tối tăm và bừa bộn dễ gây tai nạn.
b) Không vận hành dụng dụ điện trong khu vực
dễ cháy nổ, chẳng hạn như nơi có chất lỏng dễ
cháy, khí đốt hoặc bụi khói.
Các dụng dụ
điện tạo tia lửa nên có thể làm bụi khói
bén lửa.
c) Không để trẻ em và những người không phận sự
đứng gần khi vận hành dụng dụ điện.
Sự phân tâm có thể khiến bạn mất kiểm soát.
2) An toàn về điện
a) Phích cắm dụng cụ điện phải phù hợp với ổ cắm.
Không bao giờ được cải biến phích cắm dưới
mọi hình thức. Không
được sử dụng phích tiếp
hợp với dụng cụ điện nối đất (tiếp đất).
Phích cắm nguyên bản và ổ cắm điện đúng loại sẽ
giảm nguy cơ bị điện giật.
b) Tránh để cơ thể tiếp xúc với các bề mặt nối đất
hoặc tiếp đất như đường ống, lò sưởi, bếp ga và
tủ lạ
nh.
Có nhiều nguy cơ bị điện giật nếu cơ thể bạn nối
hoặc tiếp đất.
c) Không để các dụng cụ điện tiếp xúc với nước
mưa hoặc ẩm ướt.
Nước thấm vào dụng cụ điện sẽ làm tăng nguy cơ bị
điện giật.
d) Không được lạm dụng dây dẫn điện. Không bao
giờ nắ
m dây để xách, kéo hoặc rút dụng cụ điện.
Để dây cách xa nơi có nhiệt độ cao, trơn trượt,
vật sắc cạnh hoặc bộ phận chuyển động.
Dây bị hư hỏng hoặc rối sẽ làm tăng nguy cơ bị điện
giật.
e) Khi vận hành dụng cụ điện ở ngoài trời, hãy sử
dụng dây nối thích hợp cho việc sử dụng ngoài
trời.
Sử dụng dây nối ngoài trời thích hợp làm giảm nguy
cơ bị điện giật.
3) An toàn cá nhân
a) Luôn cảnh giác, quan sát những gì bạn đang làm
và phán đoán theo kinh nghiệm khi vận hành
dụng dụ điện.Không được sử dụng dụng cụ điện
khi mệt mỏi hoặc dưới ảnh hưởng của rượu, ma
túy hoặc dược phẩm.
Một thoáng mất tập trung khi vận hành dụng cụ
điện
có thể dẫn đến chấn thương cá nhân nghiêm trọng.
b) Sử dụng thiết bị bảo hộ. Luôn đeo kính bảo vệ
mắt.
Trang thiết bị bảo hộ như khẩu trang, giày an toàn
chống trượt, nón bảo hộ, hoặc dụng cụ bảo vệ tai
được sử dụng trong các điều kiện thích hợp sẽ làm
giảm nguy cơ thương tích cá nhân.
c) Tránh để máy khởi động b
ất ngờ. Đảm bảo công
tắc ở vị trí tắt trước khi cắm điện.
Đặt ngón tay trên công tắc khi xách dụng cụ điện
hoặc cắm điện lúc công tắc ở vị trí bật rất dễ dẫn đến
tai nạn.
d) Tháo mọi khóa điều chỉnh hoặc chìa vặn đai ốc ra
trước khi bật dụng cụ điện.
Chìa vặn đai
ốc hoặc chìa khóa còn cắm trên một bộ
phận quay của dụng dụ điện có thể gây thương tích
cá nhân.
e) Không với tay quá xa. Luôn luôn đứng vững và
cân bằng.
Điều này giúp kiểm soát dụng cụ điện trong tình
huống bất ngờ tốt hơn.
f) Trang phục phù hợp. Không mặc quần áo rộng
lùng thùng hoặc đeo trang sức. Giữ tóc, quần áo
và găng tay tránh xa các bộ phận chuyển động.
Quần áo rộ
ng lùng thùng, đồ trang sức hoặc tóc dài
có thể bị cuốn vào các bộ phận chuyển động.
g) Nếu có các thiết bị đi kèm để nối máy hút bụi và
các phụ tùng chọn lọc khác, hãy đảm bảo các
thiết bị này được nối và sử dụng đúng cách.
Việc sử dụng các thiết bị này có thể làm giảm độc hại
do bụi gây ra.
4) Sử dụng và bảo dưỡng dụng cụ điệ
n
a) Không được ép máy hoạt động quá mức. Sử
dụng đúng loại dụng cụ điện phù hợp với công
việc của bạn.
Dụng cụ điện đúng chủng loại sẽ hoàn thành công
việc tốt và an toàn hơn theo đúng tiêu chí mà máy
được thiết kế.
b) Không sử dụng dụng cụ điện nếu công tắc
không tắt hoặc bật được.
Bất kỳ d
ụng cụ điện nào không thể điều khiển được
bằng công tắc đều rất nguy hiểm và phải được sửa
chữa.
c) Luôn rút phích cắm ra khỏi nguồn điện trước khi
điều chỉnh, thay phụ tùng, hoặc cất dụng cụ điện.
Những biện pháp ngăn ngừa như vậy giúp giảm
nguy cơ dụng cụ điện khởi động b
ất ngờ.
d) Cất giữ dụng cụ điện không sử dụng ngoài tầm
tay trẻ em và không được cho người chưa quen
sử dụng dụng cụ điện hoặc chưa đọc hướng dẫn
sử dụng này vận hành dụng cụ điện.
Dụng cụ điện rất nguy hiểm khi ở trong tay người
chưa được đào tạo cách sử dụng.
e) B
ảo dưỡng dụng cụ điện. Kiểm tra đảm bảo các
bộ phận chuyển động không bị xê dịch hoặc mắc
kẹt, các bộ phận không bị rạn nứt và kiểm tra các
điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến quá trình
vận hành máy. Nếu bị hư hỏng, phải sửa chữa
dụng cụ điện trước khi sử dụng.
Nhiều tai nạn x
ảy ra do bảo quản dụng dụ điện kém.
f) Giữ các dụng cụ cắt sắc bén và sạch sẽ.
Dụng cụ cắt có cạnh cắt bén được bảo quản đúng
cách sẽ ít khi bị kẹt và dễ điều khiển hơn.
g) Sử dụng dụng cụ điện, phụ tùng và đầu cài v.v...
đúng theo những chỉ dẫn này và tập trung vào
loại dụng cụ đi
ện cụ thể, lưu ý đến điều kiện làm
việc và công việc phải thực hiện.
Vận hành dụng cụ điện khác với mục đích thiết kế có
thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm.
5) Bảo dưỡng
a) Đem dụng cụ điện của bạn đến thợ sửa chữa
chuyên nghiệp để bảo dưỡng, chỉ sử dụ
ng các
phụ tùng đúng chủng loại để thay thế.
Điều này giúp đảm bảo duy trì tính năng an toàn của
dụng cụ điện.
PHÒNG NGỪA
Giữ trẻ em và những người không phận sự tránh xa
dụng cụ.
Khi không sử dụng, các dụng cụ điện phải được cất giữ
tránh xa tầm tay trẻ em và người không phận sự.